Nguồn gốc LẨU BÒ BA TOA Đà Lạt – Kiểu kinh doanh kỳ lạ – Đi đâu cũng thấy gốc – LOẠN CẢ RA

Địa ᵭiểm du Ɩịch: Nguồn gốc LẨU BÒ BA TOA Đà Lạt – Kiểu kinh doanh kỳ lạ – Đi đâu cũng thấy gốc – LOẠN CẢ RA

Chia sẻ các điềυ bạn biḗt ∨ề Đà Lạt tại Nhóm YÊU ĐÀ LẠT

———————————————-
✉️ Email: [email protected]
▶ Fanpage:
——————-/————————-
#lạđàlạt #ladalat #đàlạt #dalat #dalatvlog #yeudalat

[vid_tags]

Cἀm ơn những bạn đᾶ coi bài Nguồn gốc LẨU BÒ BA TOA Đà Lạt – Kiểu kinh doanh kỳ lạ – Đi đâu cũng thấy gốc – LOẠN CẢ RA. Gia Đình Đậu Đũa hy vọᥒg bạn đᾶ tìm ᵭược thông ƭin du Ɩịch ∨ề Đà Lạt mὰ bạn đang cầᥒ.

Xem ƭhêm: https://www.dalatvn.com/du-lich

5/5 - (1 bình chọn)

22 thoughts on “Nguồn gốc LẨU BÒ BA TOA Đà Lạt – Kiểu kinh doanh kỳ lạ – Đi đâu cũng thấy gốc – LOẠN CẢ RA”

  1. Quán ăn này cũng tạm được. Nhưng có một kiểu bán hàng hơi lạ.Khi gặp khách lạ,( du lịch) thì người bán yêu cầu phải ăn 1 phần lớn. Còn dân địa phương thì họ bán theo yêu cầu của khách. Nghĩ cũng hơi Lạ . Chủ quán phải xem xét lại nhân viên.( Mình càng đông khách thì mình càng phải chiều khách thì sẽ là số 1

  2. Chưa thấy Kênh Lạ Đà Lạt quay Video quán lẩu Gà Ta Lá É … . Gđ tôi cùng người thân có ghé quán này ăn lẩu gà lá é hồi cuối tháng 5/2022 khá ngon và thu hút lượng khách đông không tưởng, mặc dầu không phải ngày nghỉ, lễ. Quán có Menu rõ ràng, nên không chặt chém như các quán khác ? Xem như Quán này OK .

  3. cam on chau da quay canh dalat.nhin bay gio qua thay doi ky niem ba di hoc o couvent des oiseaux dalat gan thap camly bay gio qua thay doi.canh luc truoc coi lich su hon nhieu bay gio sao tap nap qua

  4. Thời trước năm 50 là thời Đalat chỉ đón các gia đình người Pháp, quan lại Việt Nam. Lúc đó người ta còn nhắc thời Hoàng Triều cương thổ. Trời thì rét ( rừng nhiều, người dân tộc còn lảng vảng trong phố. Sang nhất lúc đó là khu quanh nhà thờ con gà, người Việt ở đó, chứ chợ chỉ là bình dân). Thập niên 60, bùng nổ là các trường đại học cả quân sự lẫn dân sự, các trường tôn giáo như Giáo Hoàng, các tu viện Phật giáo được thành lập. Buổi sáng ngập tràn học sinh các trường qua lại chứ không chỉ có các trường nội trú nam nữ chương trình Pháp nữa? Thời của các trường bùng nổ. Nhưng phải nói nhà trọ cho học sinh bắt đầu phát triển sau năm 75 và các quán ăn, uống phục vụ học sinh, sinh viên giá rẻ mọc lên khắp mọi nơi? Người di dân miền Bắc bắt đầu vào, thay thế trước đây chỉ có di dân đa số là các tỉnh gốc Quảng… lúc này các cán bộ miền Bắc ở các tỉnh phía Nam trốn nóng lên nghỉ mát và dưỡng đông dần. Nay lên Đalat phải nhường cho các dịch vụ phục vụ khách du lịch, sinh viên học sinh bây giờ rút vào ngõ hẻm, xó xỉnh. Thành phố không còn thấy bóng của quần áo dân tộc và khố nữa. Và người ta chỉ còn than thở Đalat hết thông, hết lạnh, hết quí tộc, thanh lịch chỉ còn có chợ đêm lừa đảo, vài đầu gấu lén lút gây gỗ… còn vài bạn thanh niên chơi nhạc kéo nhau ra xa chợ để phục vụ những người yêu văn nghệ….

  5. Ngày xưa Việt Nam ta có cái văn hóa "đi buôn có bạn, đi bán có phường" vì lý do trước hết là an ninh, sau là học hỏi chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Ngày xưa mẹ thường kể 5 giờ sáng đã gồng gánh đi buôn bán hay đi chợ, mà ở làng quê thì hẻo lánh, không có đèn đường, thêm vào đó là chuyện ma quái thường hay xuất hiện để trêu ghẹo người, bởi thế cho nên hàng xóm thường rủ nhau đi một đám. Ở Hà Nội có khu "36 phố phường" cũng phát xuất từ lề lối xưa cũ này.
    Nhưng thời nay thì thuộc loại "ăn xổi ở thì" nghĩa là sống chụp giật, được ngày nào hay ngày đấy. Họ không có lòng tự trọng, chỉ thấy người khác thành công thì họ không những chỉ bắt chước món ăn mà còn lấy luôn cả tên tiệm, chiếm đoạt luôn cả thương hiệu của ngươi khác, không biết xấu hổ. Trường hợp này xuất hiện từ bắc vào nam chứ không chỉ riêng gì Đà Lạt.

    Chán mớ đời !

  6. Ngày nay nước thải sinh hoạt thường đổ về giòng suối Cam ly nên đầu thập niến 80 thác Cam Ly có mùi hôi ,vào khoảng cuối năm 1962 TT Ngô đình Diệm đã đưa Phó TT Trung Hoa Dân Quốc Trấn Thành viếng cảnh Thác Cam Ly rồi vào TP Đà Lạt, cũng như Thái Tử Thái Lan đã đến Đà Lạt đầu thập niên 1960. Hồng Y Simon cũng đến ĐL. Vì Đà Lạt là thắng cảnh đẹp khí hậu tương tự châu âu. Có rẩy nhiều trường dạy bằng tiếng Phảp ,từ tiểu học đến Trung học. HS nam mặc veston ,nữ mặc đầm.

  7. Hồi còn bé tôi hay đến Batoa ( lò sát sinh heo ,bò) mua tim heo mới mổ để chưng cách thủy cho mẹ mới mổ ăn để phục hồi sức khỏe hoặc nấu cháo bồ cầu theo chỉ dẫn BS Pháp.( vào thập niên 60)

  8. Giờ rất nhiều quán batoa nhưng quán gỗ vẫn là số 1, giá cả hợp lý khách lúc nào cũng đông.Quán nhỏ chật hẹp, quán dùng bếp gas mi ni cũng ngại

  9. Chào Lý, vào lò mổ (Abattoir) ngày xưa rất ít nhà,đầu đường có vài garage sửa xe ô tô,phía trong có ít nhà cấp 4 với sân vườn rộng chung quanh.Khoảng năm 84,85 con đường này rất xấu ,đá lổn nhổn,không có đèn đường và còn bị cúp điện luân phiên nữa.Tôi và đòng nghiệp thường xuyên vào đây nhậu ở quán lẩu bò Thanh Tâm (của vợ chồng anh Hiền,anh làm ở XN xe tải),chung quanh hình như không có quán lẩu bò nào khác.Do đó,tôi nghĩ quán Thanh Tâm là quán lẩu bò đầu tiên ở khu vực abattoir này.Đây là vài thiển nghĩ của tôi,chúc Lý nhiều sức khỏe và có nhiều clips hay.

  10. Úi cha,nghe thiên hạ bàn luận chuyện ăn uống mà phát sốt.Chào V-Ý,xin thứ lỗi cô ít chú trọng đến ẩm thực khi du lịch nên thấy vui quá trời.Lúc du lịch chỉ chú trọng chơi thôi.Ăn gì cũng được miễn ngon (do dân địa phương hướng dẫn) cũng giản dị thôi không cầu kỳ.Cám ơn con đã chia sẻ,nhờ vậy biết thêm các đặc sản 😅

  11. Quán gỗ giá cả rất hợp lý, và ngon. Gọi 1 phần 350k ăn ná thở. Nên ăn trước 6h tối, sau giờ này đông cực kỳ phải đứng xếp hàng đợi.

  12. Em nói đúng, chuyên hài hước khi thấy 1 quán nào đó bán đông khách, giống như Lẫu Gà Lá É……dg 3.4 đầy nhóc,cám ơn em đã chia sẽ 👍👍👍👍

  13. tiếng pháp là abattoir-khi nhỏ mà đi ngang mình thường gặp những đàn bò người ta dẫn đến để mổ-vì người pháp không ăn đồ lòng nên họ cho nhân viên vn-để trấn áp mùi đồ lòng người vn ta ăn với chao-thời đó người vn ta chưa có học cách làm đồ lòng của người hoa chợ lớn nên đồ lòng thường bị mùi hôi-không ngờ rằng bây giờ lại trở thành đặc sản dalat-nem nướng,bánh căn và lẩu gà lá é.v.v.có gốc miền trung nhưng cũng trở thành đặc sản dalat-xíu mại có gốc chợ lớn nhưng cũng thành đặc sản dalat-nhưng mình có thể cho rằng canh a ti sô hầm giò heo có nguồn gốc thật sự ở dalat-à,mình sinh tại dalat năm 1952 và rời dalat năm 1971

  14. Mình ở nha trang,lúc trước rất ghiền lẩu ba toa quán gỗ nhiều khi ít thời gian quá sáng chạy lên làm ly cf ăn cái lẩu xong chạy về,nhưng tầm nửa năm nay thấy lẩu k còn ngon như trước nữa,dầu mỡ nhiều quá nước cũng k còn ngon như trc

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Designed by vietnamdiscover.net